KIẾN THỨC PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Những hướng dẫn cơ bản về kiểm tra phần cứng máy tính
KIỂM TRA PHẦN CỨNG
BỘ VI XỬ LÝ (CPU)
INTEL
Các dòng CPU phổ thông của Intel
CPU Intel Core i3,5,7,9: Các vi xử lý Intel Core i thường có hiệu suất cao, khả năng xử lý đa luồng tốt và tiêu thụ điện năng hiệu quả.
Intel Core i3: Được thiết kế cho các máy tính cá nhân cơ bản và công việc văn phòng. Chúng thường có hiệu năng tốt cho các nhiệm vụ hàng ngày như duyệt web, xem phim và làm việc với văn bản.
Intel Core i5: Đây là sự kết hợp tốt giữa hiệu năng và giá trị. Core i5 thích hợp cho người dùng muốn xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, chơi game và làm việc với các ứng dụng yêu cầu kháng kỹ thuật số cao.
Intel Core i7: Dòng này thường có nhiều lõi xử lý và luồng, đồng nghĩa với việc xử lý đa nhiệm và các tác vụ đòi hỏi hiệu năng cao trở nên mượt mà. Đây là sự lựa chọn tốt cho các máy tính đa phương tiện và công việc sáng tạo.
Intel Core i9: Dòng này là đỉnh cao của dòng sản phẩm Core. Chúng có nhiều lõi và luồng hơn, cung cấp hiệu năng tối đa cho các ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên như làm việc với video, 3D, và làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và khoa học máy tính.
CPU intel Pentium: là dòng CPU Intel được sản xuất với mục đích đạt hiệu năng ổn định với mức giá bình dân. Các phiên bản mới nhất của Pentium đã được thiết kế để tiết kiệm điện năng, giúp giảm tiêu thụ năng lượng và tăng tuổi thọ pin. Pentium có đủ sức mạnh để xử lý các tác vụ hàng ngày như duyệt web, xem phim, làm việc văn phòng và chơi game nhẹ.
Có 2 loại CPU Intel Pentium phổ biến:
Intel Pentium Gold: Đây là phiên bản mới nhất của dòng Pentium, được ra mắt vào năm 2017. Nó có hiệu suất cao hơn so với các phiên bản trước đó và hỗ trợ một vài công nghệ mới.
Intel Pentium Silver: Dòng này thường được sử dụng trong các máy tính xách tay giá rẻ hoặc máy tính để bàn cơ bản.
So với các dòng CPU Intel cao cấp khác như Core i3, i5 hoặc i7, Pentium có hiệu suất thấp hơn. Đồng thời chúng không hỗ trợ một số tính năng cao cấp như công nghệ Turbo Boost hay siêu phân luồng.
CPU intel Celeron: là phiên bản rút gọn của chip Intel Pentium nhằm hạ giá thành. Intel Celeron cho hiệu năng khá thấp, có số bóng bán dẫn và bộ nhớ Cache ít hơn Pentium. Và tất nhiên, dòng chip này cũng không sở hữu những công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay Hyper Threading.
Do hiệu năng và tốc độ xử lý khá thấp, Intel Celeron thường xuất hiện ở những dòng máy tính học tập - văn phòng giá rẻ, phù hợp với học sinh, sinh viên, hoạt động ổn với những tác vụ đơn giản, xử lý công việc văn phòng như soạn thảo văn bản trên Word, Excel,... và xem phim, lướt web, nghe nhạc,...
CPU intel Xeon: Bộ vi xử lý Intel Xeon nhắm đến đối tượng là các doanh nghiệp cần sử dụng máy tính có tính ổn định cao để làm máy trạm hoặc server. Intel Xeon sở hữu nhiều lõi CPU (tối đa 56 lõi), bộ nhớ đệm L3 cache cao (khoảng 15 – 30MB) từng dòng, độ bền cao. Bộ vi xử lý này có sẵn công nghệ phân luồng, hỗ trợ RAM ECC giúp phát hiện và sửa lỗi hệ thống tự động. Với Intel Xeon, người dùng có thể chạy nhiều CPU cùng một lúc hoặc 1 CPU đều được. Vì sử dụng cho môi trường doanh nghiệp và cần độ ổn định cực cao nên giá thành cho những chiếc CPU này thường khá cao.
CPU Intel Xeon được sản xuất vào năm 2013, đến nay Intel Xeon có các dòng với 3 dòng Xeon E, Xeon W và Xeon D, Xeon Platinum, Xeon Gold, Xeon Silver, Xeon Bronze...
Dựa vào thời gian ra mắt để xác định máy tính có thời gian sử dụng cũ mới, với việc chạy ứng dụng cần tối thiểu windows 10, 11 hiện nay thì CPU thế hệ thứ 8 cơ bản mới chạy được ổn, còn thế hệ cũ hơn là máy yếu rồi, ví dụ với dòng CPU intel Core i rất phổ thồng hiện nay.
Thế hệ thứ 1
2009
Nehalem
Intel Core i3-370M
Thế hệ thứ 2
2011
Sandy Bridge
Intel Core i5-2400
Thế hệ thứ 3
2012
Ivy Bridge
Intel Core i5-3320M
Thế hệ thứ 4
2013
Haswell
Intel Core i5-4590
Thế hệ thứ 5
2015
Broadwell
Intel Core i5-5200u
Thế hệ thứ 6
2015
Skylake
Intel Core i5-6300u
Thế hệ thứ 7
2017
Kaby Lake
Intel Core i5-7200u
Thế hệ thứ 8
2017
Coffee Lake
Intel Core i5-8350u
Thế hệ thứ 9
2018
Coffee Lake Refresh
Cannon Lake
Whiskey Lake
Intel Core i5-9300H
Thế hệ thứ 10
2019
Ice Lake (Laptop)
Comet Lake (PC)
Amber Lake
Intel Core i5-1035G1
Thế hệ thứ 11
2020
Tiger Lake
Intel Core i5 -1135G7
Thế hệ thứ 12
2021
Alder Lake
Intel Core i5-1240p
Thế hệ thứ 13
2022
Raptor Lake
Intel Core i5 -13500H
Thế hệ thứ 14
2023
Raptor Lake Refresh
Meteor Lake
Intel Core i5-14500 Intel Core Ultra 5,7,9
Tên Thương hiệu: Đây là phần mô tả tên của bộ xử lý, ví dụ như "Intel Core," "Intel Xeon," và các tên khác tương tự.
Dòng sản phẩm: Phần này phân loại các loại chip của Intel thành từng dòng sản phẩm riêng biệt. Ví dụ, dòng chip Intel Core i sẽ bao gồm các dòng sản phẩm như Core i3, i5, i7 và i9.
Số thứ tự thế hệ CPU: Đây chỉ ra thế hệ cụ thể của con chip. Mỗi thế hệ thường đi kèm với các nâng cấp và cải tiến so với thế hệ trước đó.
SKU (Số hiệu sản phẩm): SKU là số hiệu sản phẩm cụ thể dùng để xác định hiệu năng của con chip so với các sản phẩm khác trong cùng dòng và thế hệ. Ví dụ, một con chip có số hiệu sản phẩm cao hơn thường có hiệu năng tốt hơn.
Hậu tố (Đặc tính của sản phẩm): Hậu tố là phần đặc tính của dòng chip đó. Nó có thể nói đến các đặc tính đặc biệt hoặc sự khác biệt của sản phẩm, chẳng hạn như việc sử dụng thẻ đồ họa tích hợp (ví dụ: "G" cho dòng chip có GPU tích hợp) hoặc các chỉ số khác.
Phân biệt Hậu tố CPU
Đối với CPU dành cho Desktop (máy tính để bàn)
F
Requires discrete graphics
Cần dùng đến VGA để xuất hình vì nó không trang bị GPU (card đồ họa)
K
Unlocked
Sử dụng xung nhịp để mở khóa, hỗ trợ ép xung và làm tăng hiệu suất
HK
High performance optimized for mobile, unlocked
Cho hiệu năng cao, có thể mở khóa bằng xung nhịp, giúp hỗ trợ ép xung và tăng hiệu suất
M
Mobile
Con chip được dùng cho điện thoại hay laptop business mỏng nhẹ
Q
Quad-Core
Lõi tứ
HQ
High performance optimized for mobile, quad core
Có hiệu năng cao và 4 nhân thực
MQ
Mobile, Quad-Core
Con chip có tính di động lõi tứ
E
Embedded
Lõi kép giúp tiết kiệm điện
S
Special (Performance-optimized lifestyle)
Phiên bản đặc biệt (Tối ưu hóa hiệu suất)
X/XE
Extreme edition (Unlocked, High End)
Bao gồm nhiều nhân, có nhiều xung nhịp cao, siêu phân luồng và hỗ trợ ép xung
Đối với CPU Laptop ( Máy tính xách tay)
U
Ultra-low power
Giúp tiết kiệm pin, ít tỏa nhiệt
H
High performance graphics
Cho hiệu năng cao
Q
Quad-Core
Lõi tứ
G
Graphics on package
Đính kèm card đồ họa rời
G1 -> G7
Graphics level
Đánh giá cấp độ đồ họa trên chip, các dòng G càng cao thì cấu hình đồ họa càng tốt
S
Phiên bản đặc biệt, tối ưu hiệu suất
T
Tối ưu điện năng tiêu thụ
Y
Siêu tiết kiệm điện năng và ít tỏa nhiệt
P
Mid-range performance
Sức mạnh vừa phải
Sức mạnh và mức độ tiêu thụ điện nằm giữa chip U và H
AMD
Dựa vào thời gian ra mắt để xác định máy tính có thời gian sử dụng cũ mới, với việc chạy ứng dụng cần tối thiểu windows 10, 11 hiện nay thì CPU Ryzen thế hệ 2000 Series cơ bản mới chạy được ổn, còn thế hệ cũ hơn là máy yếu rồi
Ryzen 1000 Series
Tháng 3 năm 2017
Ryzen 3 1300X
Ryzen 5 Pro 1600
Ryzen 5 1600X
Ryzen 7 1800X
Ryzen Threadripper 1950X
Ryzen 2000 Series
Tháng 4 năm 2018
Ryzen 3 2300X
Ryzen 5 2600X
Ryzen 7 Pro 2700X
Ryzen 7 2700X
Ryzen Threadripper 2990WX
Ryzen 3000 Series
Tháng 2 năm 2019
Ryzen 5 3600X
Ryzen 7 3700X
Ryzen 9 3900X
Ryzen Threadripper Pro 3945WX
Ryzen Threadripper 3970X
Ryzen 4000 Series
Tháng 3 năm 2020
Ryzen 3 PRO 4450U
Ryzen 5 4600HS
Ryzen 7 4700U
Ryzen 7 4800H
Ryzen 9 4900HS
Ryzen 5000 Series
Tháng 11 năm 2020
Ryzen 5 5600X
Ryzen 7 5800
Ryzen 7 5800X
Ryzen 9 5900X
Ryzen 9 5950X
Ryzen 6000 Series
Tháng 9 năm 2022
Ryzen 7000 Series
Các mã CPU AMD phổ thông
Ryzen: Dòng CPU Ryzen là dòng CPU hàng đầu của AMD. CPU Ryzen được thiết kế để chơi game hiệu năng cao, làm việc sáng tạo và điện toán thông thường.
Threadripper: Dòng CPU Threadripper là dòng CPU cao cấp của AMD. CPU Threadripper được thiết kế cho người dùng chuyên nghiệp, những người cần hiệu suất cao và số lượng lõi lớn.
Athlon: Dòng CPU Athlon là dòng CPU thân thiện với ngân sách của AMD. CPU Athlon được thiết kế cho các tác vụ điện toán cơ bản như duyệt web, email và xử lý văn bản.
Epyc: Dòng CPU chuyên dụng cho các máy chủ server trong doanh nghiệp. Đặc biệt, AMD Epyc cung cấp khả năng bảo mật cực tốt để duy trì sự an toàn cho hệ thống cả phần cứng và phần mềm
Hậu tố của CPU AMD
G
Có nhân đồ hợp tích hợp bên trong
X
Sẽ có xung nhịp cao nhất, sử dụng nhiều điện, hiệu suất cũng mạnh nhất và có công nghệ XFR
WX
Dùng cho các dàn máy workstation và những tác vụ nặng
E
Dùng cho các dòng CPU có mức TDP thấp hơn
U
Dùng cho các dòng laptop mỏng nhẹ, có xung nhịp thấp hơn các dòng CPU dành cho PC và cũng tiết kiệm điện hơn
H
Cũng dùng cho laptop nhưng hiệu suất cao hơn U, cần hệ thống tản nhiệt tốt hơn nên thường sẽ xuất hiện ở các laptop to, dày hơn.
BỘ NHỚ NGẪU NHIÊN (RAM)
Hiện nay trên thị thường đối với dòng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay thì phổ biến loại DDR3, DDR4, mới nhất là DDR5.
Last updated